(PCWorldVN) Khi phát minh ra bàn phím QWERTY hiện đại vào những năm 1870, liệu không hiểu Christopher Latham Sholes có tin rằng thiết kế của mình sẽ tồn tại đến 150 năm trong thời đại kỹ thuật số.
5 xu hướng công nghệ máy tính trong năm 2015
- Điện toán xúc giác - Giấc mơ công nghệ- Google Glass nhường sân cho Microsoft HoloLens
- Nguy hại của thực tế ảo
- Đây quả là con số đáng chú ý. Trong một thế giới công nghệ cao vốn dĩ sự thay đổi diễn ra nhanh chóng và liên tục, bàn phím máy tính dường như vẫn khẳng định là thiết bị đầu vào “vua” ngay từ khi bắt đầu.
Chúng ta cũng đã thấy vài thiết bị tưởng chừng như lên ngôi, nhưng đối với nhu cầu điện toán hằng ngày thì bàn phím vẫn là lựa chọn số 1.
Dẫu vậy, chỉ rất gần đây thôi - trong vài năm qua - sự trị vì của bàn phím bị đe dọa nghiêm trọng. Việc liên tục đổi mới trong các lĩnh vực như nhận dạng giọng nói, nhận dạng cử chỉ cũng như việc kết hợp chúng với những công nghệ mới hơn để mở ra những khả năng chưa từng có.
Trong bài viết bên dưới, chúng ta sẽ điểm qua một số công nghệ hiện hữu và đang nổi lên mà qua đó có thể tạo ra một thế giới không bàn phím (keyboard).
Nhận dạng cử chỉ
Đó là một viễn cảnh dường như bắt buộc phải có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng hiện đại, từ Minority Report đến Game Ender và The Avengers: Những người hùng đứng trước một màn hình mờ hiển thị các hình ảnh 3 chiều và gọi lên sơ đồ bằng cách vẫy tay, kéo, véo, … để truy cập dữ liệu mà họ cần.
Một phần của công nghệ đó đã được hiện thực trong các công nghệ nhận dạng chuyển động và cử chỉ, sử dụng với các máy chơi game như Microsoft Kinect và những môi trường nghiên cứu trí tuệ nhân tạo công nghệ cao. Để sử dụng trong văn phòng hằng ngày, bộ điều khiển Leap Motion được thiết kế để làm việc cùng với một bàn phím tiêu chuẩn để theo dõi chuyển động ngón tay trong khoảng 1/100 mm. Dù vậy thì việc điều khiển trên ảnh nổi 3D vẫn còn “trên giấy”.
Nhận dạng giọng nói
Tất nhiên nhận dạng giọng nói là một công nghệ quan trọng khác và sẽ tạo ra những đột phá để có thể soán ngôi vua của bàn phím trong vài thập kỷ tới. Tại sao bạn vẫn phải gõ từ khi bạn chỉ cần nói to chúng lên?
Đó là nhờ những tiến bộ đáng kinh ngạc về trí thông minh nhân tạo và thuật toán "học sâu" trong những năm gần đây. Các hệ thống giao diện người dùng sử dụng ngôn ngữ tự nhiên hiện diện trên mọi lĩnh vực, từ máy tính dành cho người tàn tật đến hệ thống ra lệnh bằng giọng nói trong xe hơi hay trợ lý ảo trên thiết bị di động như Siri, Cortana và Google Now. Gần đây, Skype đã nâng tầm lên cấp độ tiếp theo khi thêm tính năng dịch thời gian thực giữa tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha - sử dụng công nghệ máy học và giao diện ngôn ngữ tự nhiên.
Chỉ cần gõ
Cuối năm ngoái, dự án AirType khá đình đám trên các trang blog, miêu tả những gì cơ bản là bàn phím nhưng không cần có bàn phím.
Vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu, AirType (hiện tại còn có tên là Noki) sử dụng một tập hợp các bộ cảm biến bọc quanh bàn tay của bạn và theo dõi chuyển động ngón tay khi bạn gõ trên bàn phím (không phải lúc nào cũng cần có bàn phím ở đó). Bạn có thể gõ trên bất kỳ bề mặt nào, có hoặc không có bàn phím, và các cảm biến được thiết kế để tìm hiểu thói quen đánh máy cụ thể của bạn. AirType cũng năng động hiệu chỉnh văn bản và đoán từ, nhưng không có bàn phím trực quan, do vậy bạn sẽ cần thời gian để thông thạo kiểu gõ chạm này (không phải cảm ứng).
Xem thêm video demo tại: http://vimeo.com/90766615 .
“Máy chiếu” bàn phím
Chiếu một bàn phím ảo lên một bề mặt và cảm biến theo dõi chuyển động ngón tay của bạn khi bạn gõ. Tùy thuộc vào cấu hình, bàn phím chiếu thường sử dụng một sự kết hợp của laser, cảm biến, và các chùm tia hồng ngoại để tái tạo một bàn phím QWERTY truyền thống trên một bề mặt phẳng.
Ý tưởng là để tối ưu hóa tính di động bằng cách cung cấp một bàn phím kích thước đầy đủ cho các thiết bị di động, trong khi đồng thời loại bỏ được các bất tiện về kích thước vật lý. Đây thật sự là một điều tuyệt vời và công nghệ này đang được cải thiện mỗi năm. Hiện tại, bạn có thể tha khảo một sản phẩm mẫu là R2-D2 Virtual Keyboard.
Một chiếc nhẫn để cai trị tất cả?
Một biến thể khác cùng chủ đề, chiếc nhẫn là một thiết bị đầu vào mang ở ngón tay để theo dõi chuyển động của ngón tay và chuyển thành tín hiệu số. Đỉnh điểm là một thiết bị thành công của Kickstarter tại triển lãm điện tử tiêu dùng (Consumer Electronics ) ở Las Vegas. Khi ghép nối qua Bluetooth với điện thoại thông minh hoặc đồng hồ thông minh - hoặc thậm chí là các thiết bị khác có kết nối mạng của bạn – chiếc nhẫn cho phép bạn tạo ra các lệnh phím tắt cho các nhiệm vụ khác nhau, và bạn thực hiện chỉ với cái lắc ngón tay.
Bạn có thể vẽ các chữ cái trong không khí để gửi văn bản hoặc đánh vần ra "TV" để bật tivi ở phòng khách. Chiếc nhẫn sử dụng nhận dạng cử chỉ kết hợp với một đèn nhỏ để phản hồi ánh sáng giúp bạn giao tiếp với các thiết bị khác nhau. Đèn LED nhấp nháy và tín hiệu báo rung sẽ cho bạn biết đã được gửi thành công một văn bản, thực hiện thanh toán.
Thiết bị đeo đa năng hơn
Nếu một chiếc nhẫn không phải là thứ bạn muốn, bạn có thể lựa chọn các đồ trang sức khác trong tương lai. Cicret Bracelet, một công ty nhỏ của Pháp, kết hợp các yếu tố của bàn phím chiếu, máy tính có thể đeo, và công nghệ di động để tưởng tượng một loại thiết bị đầu vào mới. Bằng cách dùng một máy chiếu nhỏ và cảm biến tiệm cận, Cicret cho phép bạn sử dụng làn da của mình như là một màn hình cảm ứng.
Thiết bị này đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng nhóm nghiên cứu thiết kế nói rằng bạn sẽ có thể thao tác chạm lướt, vuốt như bất kỳ bề mặt màn hình cảm ứng nào khác. Dây đeo cổ tay được thiết kế để chạy một phiên bản độc lập của hệ điều hành Android tích hợp Wi-Fi và cổng micro-USB, hoặc thiết bị có thể được kết nối thông qua Bluetooth với điện thoại trong túi của bạn. Nhược điểm của giải pháp này, đó là có thể gây khó chịu cho da của bạn hoặc dễ nhầm lẫn khi nhìn các dòng văn bản trong danh bạ. Nhưng dù sao đi chăng nữa thì đây thật sự là một công nghệ tiến bộ.
Điều khiển bằng đôi mắt
Quan điểm phổ biến trong những năm gần đây là tương lai của bàn phím được thay thế bằng những thiết bị đầu vào mà bạn có thể luôn đeo chúng như nhẫn, vòng đeo tay, đồng hồ thông minh, hoặc một thiết bị đang được yêu thích là kính thông minh.
Kính thông minh có thể là thiết bị đầu vào hứa hẹn nhất trong đó vì tiếp xúc với mắt - bộ phận cảm nhận chủ yếu của chúng ta - mở ra rất nhiều lựa chọn. Hầu hết kính thông minh sử dụng công nghệ OHMD (optical head-mounted display), hình ảnh được hiển thị trong khu vực tầm nhìn của bạn. Kết hợp với các giải pháp thiết bị đầu vào thay thế khác, như Google Glass với hệ thống ra lệnh bằng giọng nói, OHMD có thể thật sự cung cấp việc xem di động “rảnh tay”.
Trong khi đó, các công ty như Tobii ở Thụy Điển đang triển khai các hệ thống theo dõi mắt và sẵn sàng để được sử dụng như các giải pháp thiết bị đầu vào máy tính. Bằng cách theo dõi cử động mắt của bạn và xác định nơi ánh mắt của bạn lưu lại, hệ thống có thể thực hiện các lệnh thiết lập với máy trạm truyền thống, thông qua kính thông minh của bạn, trong xe hơi của bạn, hoặc thậm chí trong các trò chơi video.
Sóng não
Trong khi các thiết bị đeo và công nghệ theo dõi mắt có tiềm năng lớn, cử chỉ và nhận dạng giọng nói vẫn được coi là hai công nghệ nền tảng có khả năng nhất cho các thiết bị đầu vào. Sau tất cả, ý tưởng là để tương tác với máy tính của mình một cách hiệu quả và tự nhiên như chúng ta làm với nhau. Và con người chúng ta thì giao tiếp chủ yếu thông qua lời nói và ngôn ngữ cơ thể - cộng thêm những hành vi thụ động khác tùy thuộc vào tâm trạng.
Mặt khác, nếu bạn cảm thấy thoải mái với tầm nhìn cyborgian (người và máy kết hợp) hơn trong tương lai, có lẽ chúng ta có thể tiến đến việc truyền trực tiếp sóng não vào chip. Việc nghiên cứu công nghệ giao tiếp não máy tính BCI (brain computer interface) đã có gần 50 năm, nhưng sự phát triển gần đây đang mang nó ra khỏi phòng thí nghiệm và lên kệ bán lẻ. Ví dụ, cảm biến sinh học EEG của NeuroSky cho phép người dùng kích hoạt tùy chọn giao diện máy tính bằng cách suy nghĩ về chúng. Miếng da theo dõi mức độ tập trung của bạn và đưa ra lệnh khi bạn đạt đến một ngưỡng nhất định.
Với sự ra đời của chiếc nhẫn ma thuật, kính thông minh, và các thiết bị đầu vào đọc ý nghĩ, nhiều khả năng bàn phím truyền thống có thể sẽ kết thúc vòng đời của mình trong tương lai.
Nguồn: PCWorldVN
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trụ Sở Hà Nội:
ĐC: Số 06 Khu Biệt Thự Licogi 13, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Hân Hạnh Được Phục Vụ Và Hợp Tác
Mọi chi tiết xin liên hệ:
----------------------------------------------------------
Hân Hạnh Được Phục Vụ Và Hợp Tác
Hotline: 0904 689 659
Mọi chi tiết xin liên
hệ:
----------------------------------------------------------
BỆNH VIỆN MÁY CHIẾU DAIPHATCARE
BỆNH VIỆN MÁY CHIẾU DAIPHATCARE
Trụ Sở Hà Nội:
ĐC: Số 06 Khu Biệt Thự Licogi 13, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0904 689 659 - Hỗ
Trợ gấp 24/7
ĐT: 0432 484 116 - Ms Quế
Email:
quent@daiphatcorp.com.vn
Chi Nhánh Đà Nẵng:
ĐC: K9/5 Đỗ Quang, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0905 554 815 - Hỗ trợ gấp 24/7
ĐC: K9/5 Đỗ Quang, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng
Hotline: 0905 554 815 - Hỗ trợ gấp 24/7
Tel: : 05113 659 739 - Tư
Vấn Kỹ Thuật 24/7
Email: thangmv@daiphatcorp.com.vn
Email: thangmv@daiphatcorp.com.vn
Chi Nhánh TP.HCM:
ĐC: Số 49L, Phan Đăng Lưu, Phường 3. Q. Bình Thạnh TP. HCM
ĐC: Số 49L, Phan Đăng Lưu, Phường 3. Q. Bình Thạnh TP. HCM
Hotline: 0166 332 9103 -
Hỗ trợ gấp 24/7
Tel: 08 38 410 368 – 08
38 410 399
Email:
info@daiphatcorp.com.vn
Website: http://daiphatcare.com